Khái niệm cơ bản về máy lạnh Inverter và máy lạnh Non-inverter (Máy lạnh thường), mức tiêu thụ điện năng, loại dây điện phù hợp với từng công suất, khoản cách cho phép giữa dàn nóng và dàn lạnh.
Khái niệm cơ bản về 2 dòng máy lạnh Inverter và Non-Inverter
A. Inverter :
– Khái niệm Inverter đơn giản là thiết bị có khả năng tiết kiệm điện nhằm tránh những hao phí không đáng khi sử dụng. Toàn bộ thiết bị được kiểm soát bằng board mạch sử dụng công nghệ biến tầng. Nói chính xác hơn là board mạch điều khiển tầng số Hz (50Hz – 60Hz) ở mức dao động từ 30-90% khả năng vận hành của máy.
– Sau đây là 1 vài ưu và khuyết được liệt kê như sau :
1. Ưu :
+ Nói đến Inverter là trước tiên phải nói đến khả năng tiết kiệm điện vốn là sở trường của dòng này. Mức tiết kiệm điện dao động từ 30 – 90% điện năng so với loại máy cùng công suất nhưng ko có khả năng tiết kiệm điện (dòng Non-Inverter). Về khoản tiết kiệm điện này nếu so sánh với số tiền thanh toán hằng tháng chỉ bằng 1/3 so với dòng Non-Inverter thông thường
+ Điều đáng chú ý nhất là khả năng duy trì nhiệt độ phòng cực kì ổn định. Luôn duy trì được mức temp được Set sẵn trên Remote. Điều này sẽ khiến bạn không cảm thấy quá nóng hay quá lạnh khi xài công nghệ này. Đặc biệt là luôn tạo không khí dễ chịu và máy vận hành ở mức êm, yên ắng nhất ngay cả khi bạn ngủ.
+ Nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp cũng như những tính năng vượt trội về điều hoà không khí thì hiện nay máy lạnh dân dụng có trang bị thêm các tính năng như khử mùi (plasma), tạo ion giúp cho bầu không khí trong phòng bạn trở nên trong sạch và dễ chịu hơn.
+ Rất thích hợp cho người dùng nhạy cảm về nhiệt độ và cho những bé sơ sinh (nhiệt độ an toàn cho bé ở mức 28-29*C luôn luôn chính xác)
+ Cho phép chạy ở mức 120-125% công suất khi phòng chưa đủ lạnh trong vòng 45-1h . Sau khi đủ lạnh thì sẽ giảm ở mức 50-75% công suất tùy theo bộ biến tầng kiểm soát.
2. Khuyết :
+ Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên máy rất khó chịu về điện áp. Điều kiện ban đầu khi lắp đặt máy là bạn phải đáp ứng đúng chuẩn điện áp mà nhà sản xuất đề ra +- 5% . Cho nên khi lắp đặt Inverter bạn phải xác định được điện áp nguồn phải ở mức ổn định (có thể gắn ổn áp nếu cần thiết)
+ Vì là dòng điều khiển hầu hết bằng các vi mạch điện tử nên sẽ dễ hỏng hóc khi gặp thời tiết quá khắc nghiệt như cái nóng ban trưa như thiêu đốt, những ngày nóng ẩm liên tục. Mặc dù được thiết kế lắp đặt bên ngoài trời nhưng bạn cần phải chú ý vì nó chẳng khác gì bộ PC cao cấp khi bị phơi mưa phơi nắng ngày đêm.
+ Tỉ lệ sửa chữa thành công và linh kiện thay thế thấp do linh kiện mới ko có mà chỉ là linh kiện cũ sàng lọc lại cho nhau. Cụ thể hơn là nhà cung cấp hiện nay hầu hết chỉ bán nguyên máy chứ ko bán linh kiện lẻ.
+ Giá thành mắc gần gấp đôi so với loại máy Non-Inverter cùng công suất.
+ Không có khả năng chạy mức PowerFul quá lâu. Tức phòng phải đúng chuẩn, lạnh nhanh rồi máy giảm công suất lại thì mới bền. Càng chạy PowerFul bao lâu thì máy càng giảm tuổi thọ bấy lâu. => khả năng tiết kiệm điện chỉ thấy được 1 khi phòng đã lạnh
+ Đòi hỏi chế độ bảo trì liên tục, định kì nhiều lần trong năm.
+ Không cho phép chạy trong phòng có điều kiện quá tải so với công suất máy.
B. Non-Inverter :
– Dân thợ hay gọi là MONO. Máy chỉ có chạy ở 1 chế độ duy nhất là PowerFul, do đó nếu bạn Set Temp là 16* hay 24*C thì độ lạnh cũng như nhau. Không có khả năng tiết kiệm điện. Cách nhận biết rất rõ : ở bộ phận bên trong của UnitOutdoor không có mạch điện tử, chỉ bao gồm 1 cục Capa cho Compressor và 1 Capa cho fanmotor.
1. Ưu :
+ Chạy cực kì lì lợm (nếu cứ 03tháng vệ sinh/lần thì chỉ biết rửa chứ ko biết hư, rất ít hư )
+ Cho phép chạy quá tải ở thời gian cao hơn so với Inverter (nghĩa là Inverter chết trước nó, nó thì fải vài tháng sau mới ngủm)
+ Linh kiện, hỏng hóc rất dễ nhận biết, sửa chữa bảo trì cũng dễ nốt
+ Giá thành máy khá rẻ, tầm hơn 4tr là có 1 bộ mới toanh 1.0HP
+ Sinh ra để luôn luôn chạy ở mức PowerFul. Đáp ứng được nhu cầu chạy quá tải hay chạy trong phòng kích thước lớn hơn so với máy (nếu phòng quá lớn so với công suất máy thì ko được đâu àh nha)
2. Khuyết :
+ Không có khả năng tiết kiệm điện. Lúc nào máy cũng chạy ở mức PowerFul
+ Do chỉ có duy nhất 1 con Sensor cảm ứng trên UnitIndoor nên Compressor dễ hỏng nếu bạn Set Temp Remote quá gần với nhiệt độ ban đầu của phòng . Vd : nếu nhiệt độ phòng ban đầu của bạn là 30*C thì tốt nhất nên để ở mức 24-27*C . Nhằm hạn chế máy chạy ở tình trạng cúp tắt liên tục, có thể gây chết Compressor bất cứ lúc nào.
Mức tiêu hao điện năng của máy lạnh
(thấp nhất là lọai 0.5HP)
+ HP (sức ngựa) / Kw/h (trị số điện năng tiêu thụ trong 1giờ)/W công suất riêng của Compressor ( ko tính các thiết bị khác kèm theo)
+ 0.5HP ~ 0.5Kw/h 375Woát
+ 1.0HP ~ 1Kwh ~ 750Woát (chuẩn)
+ 2.0HP ~ 2Kwh ~ 750×2 = 1500Woát
Chuẩn cho CB (cầu dao), dây điện đi cho máy lạnh thì được phân bố như sau (tính theo chuẩn dây 1 lõi CADIVI)
+ 1.0HP dây 1.2 xài CB 10Ampe
+ 1.5HP dây 1.6 xài CB 10-15Ampe
+ 2.0HP dây 2.0 xài CB 20Ampe
+ 2.5HP – 3.0HP dây 2.5 xài CB 30Ampe
Ổn áp cho máy lạnh :
– Cần xem mức Ampe chạy chuẩn của máy rồi tính toán để mua một ổn áp vừa phải, ko thiếu cũng ko dư cho thiết bị
– Đối với loại thiết bị Non-Inverter ( gọi chung là thiết bị ko tiết kiệm điện) thì khi bắt đầu hoạt động thì ban đầu sẽ có 1 dòng Start khá cao rồi nhanh chóng tụt về mức Ampe chuẩn của máy được thiết kế tuỳ theo công suất của từng loại. Chi tiết được liệt kê mức Ampe như sau :
1. Về dòng Compressor với cấu tạo kiểu Gale
HP ( sức ngựa / công suất của máy ) / Dòng Start ban đầu / Dòng Ampe tiêu chuẩn ( Current Ampe )
+ 1.0HP / 18 – 20Ampe / 3.6 – 4Ampe
+ 1.5HP / 25 – 31Ampe / 5.5 – 6.5Ampe
+ 2.0HP / 38 – 42Ampe / 8 – 11Ampe
2. Về dòng Compressor với cấu tạo kiểu Piston
HP ( sức ngựa / công suất của máy ) / Dòng Start ban đầu / Dòng Ampe tiêu chuẩn ( Current Ampe )
+ 1.0HP / 30-32Ampe / 4-4.5Ampe
+ 1.5HP / 36-56Ampe / 5.5 – 6.5Ampe
+ 2.0HP / 60-62Ampe / 10-11.5Ampe
Với Inverter thì mức Ampe chỉ dao động từ 0 – MaxAmpe Current (tức không có dòng Start ) . Cho nên khi lựa chọn ổn áp cho dòng Inverter chỉ dựa vào mức MaxAmpe của thiết bị mà lựa chọn là đủ. Vd : máy Inverter 1.0HP chạy Max Ampe là 4A => chỉ cần mua loại 1KVA ~ 5A là đủ.