Bệnh đốt sống cổ và máy lạnh

Bệnh đốt sống cổ và máy lạnh

Mùa hè nóng bức đã đến, mọi người đều dùng máy lạnh hay quạt điện để làm mát. Thông tin từ các bác sỹ cho biết: trong những ngày gần đây, bệnh nhân đến khám về bệnh đốt sống cổ tăng lên đáng kể. Lời khuyên của chuyên gia là: “Nếu thường xuyên thổi máy lạnh hay quạt máy, nhiệt độ giảm xuống quá thấp sẽ gây co giật các cơ và phù thũng thần kinh vùng cổ, làm bệnh tình đốt sống cổ trở nên nặng thêm, đó cũng là trường cảm lạnh, trúng gió mà chúng ta thường nói”.

Máy lạnh thổi trực tiếp dễ gây bệnh đốt sống cổ

Benh dot song co va may lanh 1

Chuyên gia cho biết, bệnh đốt sống cổ không hắn phát bệnh theo mùa, nhưng sự giao mùa và môi trường thây đổi có ảnh hưởng nhất định đến bệnh tình. Ví dụ: Khí hậu oi bức, ẩm ướt cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến bệnh tình. Đồng thời, vì muốn mát hơn, rất nhiều người hạ nhiệt độ máy lạnh xuống quá thấp, nếu thổi trực diện vùng cổ hoặc lưng, chắc chắn sẽ khiến bệnh đốt sống cổ nặng thêm.

Nếu đốt sống cổ ở trạng thái khỏe mạnh, thổi máy lạnh không vấn đề gì. Nhưng rất nhiều người vì đã tiềm ẩn bệnh này, khi ấy nếu thổi quát điện hoặc máy lạnh trực tiếp trong thời gian dài sẽ dễ phát bệnh. Cần lưu ý là khi ngủ, cơ thể trong trạng thái thả lỏng, tất cả các cơ quan tạm thời hoạt động chậm lại, nếu ngủ thiếp khi nhiệt độ máy lạnh quá thấp hoặc thổi trực tiếp, rất dễ phát bệnh.

Thường xuyên cúi gập cổ quá lâu là nguyên nhân chủ yếu gây bệnh

Chuyên gia cũng cho biết, giới trí thức ngồi trong phòng làm việc và nhóm người suốt ngày ngồi đối diện với máy vi tính là  bệnh nhân chủ yếu của bệnh đốt sống cổ. Ví dụ: nhân viên tài vụ, viết lách, đánh máy, thư ký văn phòng, do thường xuyên phải cuối gập cổ tập trung làm việc thời gian dài nên đốt sống cổ phải gập khúc hoặc giữ yên một số vị trí đặc biệt làm tăng áp lực ở đĩa điệm đốt sống cổ, cũng khiến các cơ vùng cổ ở trạng thái căng thẳng nên dễ phát bệnh đốt sống cổ.

Triệu chứng của bệnh rất đa dạng, sẽ có một số dấu hiệu sau: cổ xơ cứng, đau, vận động vùng cổ bị giới hạn, vai và lưng trĩu nặng, cơ xơ cứng; cánh tay không có sức, ngón tay tê cứng, cảm giác da giảm xuống, vật đang trong tay bất chợt bị rơi vì suy giảm ý thức điều khiển; ở một số bệnh nhân thì chi dưới không theo sự khống chế hoặc chân mềm nhũn; một số bệnh nhân bị đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, ù tai, tức ngực; một số ít trường hợp bệnh tình nghiêm trọng có triệu chứng tiểu tiện không tự chủ, thậm chí liệt tay chân. Không phải tất cả các triệu chứng trên đều sẽ xuất hiện, mà thường chỉ có vài triệu chứng, đa phần không quá nghiêm trọng và thời gian phát bệnh cũng khá dài.

Rèn luyện thói quen tốt – Cách phòng tránh hiệu quả nhất

Cách làm việc và sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ phát bệnh. Công việc căng thẳng, ngồi nhiều ít vận động, thường xuyên cúi gập cổ, thậm chí mỗi lần ngồi trước màn hình vi tính là suốt vài tiếng đồng hồ, như vậy sẽ làm cho cơ vùng cổ mỏi quá độ.

Muốn phòng tránh bệnh tốt, giữ tư thế làm việc và học tập đúng đắn. Đặc biệt tầng lớp trí thức trẻ, nhân viên văn phòng, thường hay lái xe, phải cố gắng vận động và đi lại nhiều hạn chế ngồi một chỗ, cúi đầu tập trung làm việc  khoảng 1 tiếng nên đứng dậy vận động tay chân và cổ.